Nếu bạn đã từng được nghe bố mẹ kể về Hà Nội xưa thì chắc hẳn ai cũng nhớ đến những người gánh phở rong đi khắp các phố phường Hà Nội và những năm 1955- 1956.
Tại sao phở Cồ lại nổi tiếng đến thế?
Điều này được đến từ bí kíp nấu phở của gia tộc họ Cồ, quê ở làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
Tương truyền từ xa xưa thì nơi đây là nơi xuất thân của khá nhiều các đầu bếp tài hoa nổi tiếng chuyên phục vụ nấu ăn cho tầng lớp quý tộc. Dòng họ Cồ nơi đây cũng nổi tiếng vì món phở được nấu theo sự sáng tạo độc đáo mà trở nên nổi tiếng khắp bốn phương trời.
Ở Hà Nội, trung bình cứ 5 quán phở lại có 1 quán phở Cồ
Trực tiếp gặp và học hỏi những người nấu phở gia truyền nhà họ Cồ thì chúng tôi được biết mỗi một nhánh gia tộc họ Cồ đều có một công thức nấu phở riêng biệt, qua nhiều đời vì phát triển công việc kinh doanh bán phở mà mỗi một đời đều có cách nấu phở Cồ riêng nhờ tích cóp được nhiều kinh nghiệm qua các đời bán phở.
Chúng tôi cố gặng hỏi thì cũng được cụ Tích, là người gánh phở rong trực tiếp chia sẻ cách nấu phở của cụ.
Cụ Tích ngậm ngùi kể: Ngày xưa quán phở của cụ chỉ là những gánh hàng rong bên vỉa hè, mỗi bát phở chỉ có giá 2 xu rưỡi (tiền Đông Dương) nhưng không phải ai cũng có tiền để ăn.
Cách nấu phở Cồ Nam Định chuẩn theo phương thức gia truyền nhà họ Cồ theo lời kể của cụ Tích:
1. Chuẩn bị nguyên liệu để nấu phở Cồ Nam Định (1 bát phở)
- Xương ống bò
- Thịt bò
- Bánh phở
- Quế, hồi, thảo quả, đinh hương, gừng, hạt ngò, hạt tiêu
- Hành tây, rau mùi, rau lá
- Các loại gia vị thêm vào
2. Các bước nấu phở Cồ Nam Định:
Nước dùng quyết định bát phở bạn ăn có ngon hay không nên công đoạn này khá quan trọng, bạn hãy dành nhiều thời gian cho công đoạn này nhé.
- Xương rửa sạch, đun qua nước đầu rồi đổ đi để khử mùi hôi của xương.
- Rửa lại lần nữa xong đun nước dùng phở, dùng lửa lớn.
- Nước sôi thì bạn vớt hết bọt cho nước trong rồi để cạn, sau đó đổ thêm nước vào rồi đun tiếp. Giữa các lần đổ thêm nước, bạn phải chờ nước nguội khoảng 30 phút để xương tiết chất ngọt nếu dùng nồi nấu phở áp suất, còn nồi nấu phở thường thì bạn chờ 2-3 tiếng.
==> Không thể bỏ qua +12 mẫu nồi nấu phở bán chạy nhất năm 2018
- Nếu bạn ăn thịt bò chín hoặc các loại thịt như gân, đuôi, gàu thì bạn có thể bỏ vào đun cùng sau khi trần qua để khử mùi.
- Cho các nguyên liệu: quế, hồi, thảo quả, đinh hương, gừng, hạt ngò, hạt tiêu vào chảo rang qua rồi bỏ vào nồi.
- Hầm nước phở cuối thêm 2-3 tiếng nếu là nồi nấu phở thường, còn nồi nấu phở bằng điện thì nửa tiếng.
- Cho các loại gia vị vào điều chỉnh.
- Xơ chế thịt bò:
Nhớ trần qua thịt bò để khử mùi nhé các bạn
- Thịt bò rửa sạch, bó chặt rồi bỏ vào nồi.
- Đun chín rồi bỏ ra cho vào nước lạnh.
- Thái lát mỏng.
- Chuẩn bị gia vị, hành :
- Hành Tây thái lát mỏng.
- Hành lá thì bạn cũng có thể chọn ăn phần củ hoặc phần thân.
- Hoàn thành bát phở Cồ Nam Định:
- Bánh phở thì chúng ta nên chọn bánh phở tươi ăn sẽ ngon, còn nếu bạn dùng phở khô thì nên đun qua, chú ý độ chín của bánh phở.
- Đặt ra một bát phở: cho bánh phở vào trước, sau đó dải đều thịt bò lên bát phở. Tùy vào loại thịt bò bạn ăn mà mình sắp xếp, thịt tái, chín, gân, gàu. Nếu bạn ăn thịt mông thì phải băm nhuyễn rồi cho vào bát phở sau cùng.
- Sau đó cho hành tây và hành lá vào phát phở rồi chan nước.
- Bạn có thể tận hưởng thành quả của mình ngay bây giờ.
- Chú ý trong quá trình nấu phở thì bạn hãy rút ra những điều cần chú ý khi gặp phải vấn đề hoặc bạn có thể hỏi ngay ý kiến những thành viên trong gia đình mình để biết cách nấu một bát phở Cồ tuyệt vời nhé.
==> Nếu bạn có ý định kinh doanh thì nên tham khảo ngay bộ nồi nấu phở bằng điện bán chạy nhất trên thị trường hiện nay nhé.